Bom Gỗ, Trống Gỗ,Bom Rượu Vang,Thùng Gỗ Sồi ,Thùng Tắm Thuốc, Phụ Kiện Rượu,Thùng Gỗ Trang Trí

Xây dựng doanh nghiệp theo cách đóng thùng của người thợ mộc

28/10/24

Xây dựng doanh nghiệp theo cách đóng thùng của người thợ mộc

 

Doanh nghiệp ví như một chiếc thùng gỗ. Thùng gỗ dựng được nhiều hay ít nước, quyết định bởi thanh gỗ ghép ngắn nhất chứ không phải thanh gỗ dài nhất, đồng thời quyết định bởi độ khít giữa những thanh gỗ. Nếu các thanh gỗ ghép không khít, không thể đổ nước đầy thùng. Sức mạnh của một tập thể không chỉ quyết định ở năng lực từng thành viên, mà còn quyết định ở sự hợp tác giữa các thành viên. Sự thiếu hợp tác giữa các thành viên sẽ biến doanh nghiệp thành một thùng gỗ rò. Mức độ rò rỉ sẽ quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.

 

thung_2.jpg

thùng gỗ sồi

Việc xây dựng doanh nghiệp giống như việc đóng thùng gỗ. Vậy làm thế nào để đóng được thùng gỗ tốt và hiệu quả? Chúng ta thử xem cách thực hiện của người thợ mộc dưới đây:

Bước 1- Lựa chọn vật liệu đầu vào:

Để khởi đầu sản phẩm, công việc đầu tiên của của người thợ mộc là lựa chọn vật liệu. Vật liệu được chọn từ những nguồn cung cấp có chất lượng tốt, ổn định, có đặc tính phù hợp với sản phẩm sẽ được tạo ra.

thung-1A1.JPG

Việc lựa chọn vật liệu của người thợ mộc chẳng khác gì việc lựa chọn nhân lực của doanh nghiệp. Với kinh nghiệm của mình người thợ mộc biết được những loại gỗ nào tốt, chịu lực và có độ bền cao trong môi trường nước, đồng thời loại gỗ này thường được trồng ở khu vực nào vùng rừng nào. Đó cũng là lý do vì sao các chủ doanh nghiệp lại thường đến những trường đại học lớn, có uy tín hoặc từ những doanh nghiệp khác có khả năng đào tạo ra lực lượng lao động tốt để tuyển chọn. Tuy nhiên với mức độ chi phí có hạn, người thợ mộc cũng chẳng dại gì mà chọn tất cả vật liệu đều là tốt nhất mà chỉ chọn một số thanh gỗ chịu lực chính là gỗ tốt, còn những thanh còn lại thì tùy theo vị trí mà chọn chất lượng thích hợp, có khi người chọn cả những thanh gỗ mà người ta có thể bỏ đi nhưng với khả năng tay nghề tuyệt vời của mình thì có thể gọt đẽo thành thanh có ích.

Bước 2 - Gia công thùng gỗ:

Có vật liệu rồi, người thợ mộc bắt đầu đóng thùng. Đầu tiên người lựa ra các thanh chịu lực chính cho thùng gỗ, tính toán đặt chúng vào những vị trí thích hợp. Tất nhiên không phải thanh gỗ nào được chọn vào vị trí tương ứng cũng thích hợp ngay mà phải qua các bước gọt đẽo, uốn nắn thậm chí còn phải uốn bằng lửa mới đạt được ý như mong muốn. Các thanh gỗ còn lại cũng được tiến hành tương tự và phải lắp ghép phù hợp với các thanh chính cũng như hình dáng của toàn bộ thùng gỗ.

thung-00_empty_wine_barrel.jpg

chậu ngâm chân

Các vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp cũng ví như các thanh gỗ chịu lực chính, không phải cứ có chất lượng tốt là thích hợp ngay với vị trí được sắp sếp. Để phát huy tốt được tài năng của các cá nhân cũng cần phải chọn lọc, đào tạo, uốn nắn cho phù hợp với môi trường kinh doanh và văn hóa của doanh nghiệp. Tay nghề tài hoa của người thợ mộc cũng giống như khả năng phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng con người trong doanh nghiệp. Nhà quản lý doanh nghiệp tài ba sẽ biết cách xây dựng cho doanh nghiệp mình có đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả.

Bước 3 – Công việc đóng đai:

Thùng gỗ đã được lắp ghép hoàn chỉnh rồi nhưng chưa thể dùng ngay được. Muốn để thùng chịu lực tốt, nước rò rỉ ít nhất, người thợ mộc phải tiến hành đóng đai thùng gỗ. Công việc đóng đai nhằm để các thanh gỗ xít chặt nhau hơn, làm ít rò rỉ nước đồng thời biến các thành gỗ rời rạc có kích thước, hình dáng chất lượng khác nhau thành một khối thống nhất tạo ra khả năng chịu lực tốt nhất cho toàn bộ chiếc thùng. Với kinh nghiệm của mình, người thợ mộc biết rõ quy trình đóng đai, lực xiết cần thiết đủ để đảm bảo độ kín khít và chịu lực tốt nhất. Nếu đai đóng quá chặt thì cũng có thể gây ra ứng suất giữa các thanh làm giảm khả năng chịu lực chung của thùng, ngược lại nếu lực xiết không đủ thì có thể làm giảm độ kín khít cũng như khả năng chịu lực. Như vậy đóng đai là công việc hết sức quan trọng quyết định đến chất lượng của thùng gỗ.

thung-woodwinebarrel2.jpg

xưởng ủ rượu vang

Nhà quản lý cũng phải biết công việc đóng đai, cách đóng đai của nhà quản lý sẽ có tác động rất lớn đến hiệu quả chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với người thợ mộc, nhà quản lý không dùng lực xiết của đai mà dùng các kiến thức quản trị của mình tạo ra môi trường làm việc để đội ngũ nhân viên xít lại gần nhau, giảm ma sát trong công việc, nâng cao hiệu quả công việc. Tôi xin giới thiệu dưới đây năm việc đóng đai dùng cho nhà quản lý(*):

Một là: Tạo môi trường thuận lợi cho nhân viên

Để xây dựng đội ngũ hiệu quả vượt bậc, nhà quản lý phải gắng tạo môi trường thuận lợi cho nhân viên, bao gồm: cấp quản lý phải giải quyết vấn đề của tập thể, dành đủ thời gian tiếp xúc và thông hiểu cấp dưới, phải có thành tích và chiếm được lòng tin của cấp dưới. Nhà quản lý phải tạo sự hợp tác, hài hoà, tin tưởnglẫn nhau giữa các nhân viên.

Nhìn từ góc độ nhân viên, ai cũng muốn hoà hợp tiền đồ của doanh nghiệp với lợi ích bản thân. Doanh nghiệp càng tôn trọng lợi ích nhân viên, nhân viên càng tự giác làm việc tích cực; nếu không, họ sẽ lần lượt bỏ đi. Chỉ có buộc chặt lợi ích của nhân viên với tiền đồ doanh nghiệp mới có và duy trì được đội ngũ nhân viên hiệu quả.

Hai là: Tạo niềm tự hào cho các thành viên

Mỗi nhân viên đều mong tập thể của mình có tiếng tăm, mà một tập thể có tiếng phải có tiêu chí độc đáo. Nếu không có tiêu chí đó, hoặc giả tiêu chí đó bị tổn hại, lòng tự hào tập thể của từng nhân viên sẽ tiêu tan. Rất nhiều nhà quản lý không biết rằng lòng tự hào của nhân viên chính là động lực cống hiến của họ.

Vì thế, từ lập ra hệ thống hình tượng của doanh nghiệp đến khích lệ các bộ phận, đều có ảnh hưởng sâu sắc tới từng thành viên và kích thích họ sáng tạo.

thung-2woodwinebarrel.jpg

thùng rượu vang

Ba là: Tạo vị trí phù hợp với năng lực

Các thành viên cần có trách nhiệm đối với vị trí của mình, đồng thời phải hợp tác tốt với các thành viên khác. Chỉ như vậy, mỗi thành viên mới hiểu rõ vai trò của mình trong toàn bộ dây chuyền; Chỉ như vậy, nhân viên mới là thành viên chân chính trong tập thể. Khi là một thành viên chân chính, nhân viên sẽ căn cứ vào nhu cầu của tập thể mà lập tức hành động, không cần chờ lệnh cấp trên. Nói cách khác, từng thành viên sẽ tự lựa chọn phương án thích hợp để thực hiện nhu cầu và mục tiêu chung của tập thể.

Vì thế, tập thể hiệu quả vượt bậc phải có các thành viên mà năng lực phù hợp với vị trí, từ đó mới phát huy được toàn bộ sức mạnh mà tiến lên. Người thợ mộc chân chính không bao giờ đưa các thanh gỗ có chất lượng kém vào vị trí của những thanh chịu lực bởi ông ta biết rằng có ngày thanh gỗ yếu sẽ phá hỏng thùng gỗ và ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của chính ông.

Bốn là: Tạo mục tiêu cụ thể cho tập thể

Trách nhiệm của người quản lý là hướng tập thể vì mục tiêu chung, không phải là vắt sức nhân viên. Một người lao động theo khuôn mẫu có thể là "đầu tầu gương mẫu", song trong một hoàn cảnh khác, điều đó lại phá hoại sự hợp tác giữa các thành viên.

Đặt ra mục tiêu cụ thể cho tập thể sẽ kích thích tăng cường hợp tác giữa các thành viên. Khi mỗi cá nhân ý thức được mục tiêu chung, mâu thuẫn giữa các thành viên sẽ biến mất. Lúc đó, nếu ai còn tự tư, tự lợi, anh ta sẽ bị người chung quanh trách không vì đại cục. Tập thể nhờ thế mà thêm gắn kết.

thung-vnex_3BA13AB1_bia7.jpg

Chia sẻ thông tin trong tập thể. Nhờ có chia sẻ thông tin, nhân viên mới hiểu hoàn cảnh của tập thể, nhận thức rõ mục tiêu chung. Nhà quản lý cũng nhờ vậy mà đưa ra các quyết sách đúng đắn, kích thích sự tích cực của nhân viên.

Năm là: Đánh giá thành tích một cách khoa học

Một hệ thống đánh giá thành tích có hiệu quả bao gồm hai hình thức đánh giá: đánh giá chính thức và đánh giá kịp thời. Đánh giá chính thức để xác định năng lực của nhân viên có phù hợp với vị trí của họ không, từ đó sắp xếp vị trí, có chế độ đãi ngộ, đào tạo nhân viên một cách khoa học. Đánh giá kịp thời để giúp để nhân viên tìm nguyên nhân làm tốt hay làm sai của mình, đồng thời kích thích tiềm năng nhân viên.

Quan hệ chặt chẽ tới hệ thống đánh giá chính là chế độ đãi ngộ một cách khoa học. Để tất cả các thành viên đều thừa nhận hệ thống đánh giá, trước tiên hệ thống phải có đặc điểm "Đối nội công bằng, đối ngoại cạnh tranh". Bất kể đãi ngộ bằng vật chất hay phi vật chất, mục đích của đãi ngộ phải là kích thích sự sáng tạo của từng thanh viên và tăng cường sự hợp tác trong tập thể. Khi một cá nhân hay một nhóm làm việc xuất sắc, chúng ta thường khen thưởng bằng vật chất hoặc giấy khen. Thực ra chỉ khen bằng vật chất hay giấy khen chưa đủ mà cần cả hai, có như vậy thì mới có tác dụng kích thích lớn.

Một nhà quản lý giỏi còn phải xác lập quan hệ tin cậy lẫn nhau với nhân viên. Có được quan hệ tin cậy với nhân viên, nhà quản lý càng giỏi giang, nhân viên càng tích cực, càng nỗ lực, "tiêu hao ma sát" trong điều hành giảm mà năng suất lại ngày một tăng.

Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp càng cần tinh thần cống hiến của nhân viên. Thế nhưng, tinh thần cống hiến của nhân viên dường như chỉ tồn tại trong cổ tích. Dẫn đến tình trạng đó, lỗi là ở nhà quản lý, vì nhà quản lý chỉ lo cho bản thân nên làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự tôn của nhân viên, tinh thần cống hiến của họ còn bị đem ra làm trò cười. Tình trạng doanh nghiệp rệu rã cũng như "chiếc thùng rò", không có cách gì thực hiện mục tiêu đề ra.

thùng làm bằng gỗ sồi

thùng làm bằng gỗ sồi

Triết lý "đóng thùng gỗ" là triết lý "lấy người làm gốc", nó ảnh hưởng tới từng quyết định của nhà quản lý và là cơ sở của quan hệ giữa nhân viên và chủ doanh nghiệp, nó bồi đắp lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. Làm một nhà quản lý, bạn nên nghiên cứu cách thợ đóng thùng của người thợ mộc.

 

Liên hệ
^ Về đầu trang
Giỏ hàng